Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5000 xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn

Rate this post

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp lập với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch:

1.1. Vị trí, phạm vi ranh giới: Thuộc địa giới hành chính xã Hiền Ninh, có các mặt tiếp giáp như sau:
– Phía Bắc giáp xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.
– Phía Nam giáp xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn.
– Phía Đông giáp xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn.
– Phía Tây giáp xã Tân Dân và Minh Phú, huyện Sóc Sơn.
1.2. Quy mô lập quy hoạch: Quy mô nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính xã Hiền Ninh, cụ thể:
– Diện tích đất tự nhiên: Khoảng 1.313,71 ha.
– Quy mô dân số đến năm 2030: Khoảng 21.013 người
2. Mục tiêu, tính chất, chức năng của xã:
2.1. Mục tiêu:

– Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng

-Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, tỷ lệ 1/10.000 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 29/6/2015,

-Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ và các quy hoạch cấp trên khác đã được duyệt. Việc lập Quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định của Chính phủ.
– Lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Hiền Ninh trên cơ sở rà soát đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt đã đến kỳ điều chỉnh theo quy định phải đảm bảo tính kế thừa và tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt; có đánh giá các bất cập còn tồn tại nhằm đưa ra các giải pháp quy hoạch phù hợp.
– Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế – xã hội gắn với quá trình hiện địa hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ, xác định các chỉ tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng lĩnh vực của toàn xã, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa tập quán của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái… nhằm đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, tiến tới thu hẹp khoảng cách với cuộc sống đô thị.
– Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước…); xây dựng, cải tạo công trình; chỉnh trang làng xóm, cảnh quan.
– Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
– Xây dựng Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng xã làm cơ sở pháp lý cho việc lập đề án, dự án đầu tư xây dựng và để các cơ quan, chính quyền địa phương tổ chức quản lý, kiểm soát phát triển theo quy hoạch được duyệt và quy định của pháp luật.
2.2. Tính chất, chức năng của xã:
-Xã Hiền Ninh là xã thuộc phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn (thuộc vùng 3 và một phần cùng 6 theo Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, khu vực núi Sóc và sản xuất nông nghiệp). Là vùng nông thôn kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, tận dụng lợi thế cảnh quan thiên nhiên vùng núi Sóc và phát triển nông nghiệp năng suất cao, sản xuất rau an toàn gắn liền với du lịch sinh thái nông nghiệp.
3. Tiền đề, quy mô quy hoạch:
3.1. Quy mô và cơ cấu dân số:
– Hiện trạng: Khoảng 12.770 người;
– Đến năm 2030: Khoảng 21.013 người.
3.2. Quy mô đất đai chủ yếu:

3.3. Quy mô xây dựng:
Theo Bộ Tiêu chí nông thôn mới đã được ban hành tại các Quyết định: số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016; số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các tiêu chí liên quan đến quy hoạch xây dựng.
Biểu tổng hợp quy mô đất xây dựng đến năm 2030:

Ghi chú: Số liệu trong bảng tổng hợp sử dụng đất được xác định như sau:
– Đất rừng: Hiện trạng được xác định theo kiểm kê đất đai do UBND xã quản lý; giai đoạn đến năm 2030 phải tuân thủ theo quy hoạch rừng phòng hộ đặc dụng huyện Sóc Sơn được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 2100/QĐ-UBND ngày 29/5/2008 (các loại đất trùng lấn được trả lại theo quy hoạch rừng năm 2008 hoặc chỉ thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản).
– Đất ở hiện trạng gồm: Đất được xác định phù hợp theo bản đồ địa chính năm 1993; có dân cư sinh sống phù hợp quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn; có dân cư sinh sống phù hợp với quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn; các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất ở hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận QSD đất ở. Các trường hợp còn lại được ghi nhận hiện trạng ở, chưa xác định là đất ở hiện trạng.

6. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian:

-Xác định các khu vực chức năng: Trung tâm xã; đất ở nông thôn mới và cải tạo chỉnh trang điểm dân cư nông thôn hiện trạng, đất di tích lịch sử và các khu chức năng khác… để làm cơ sở triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn.

6.1. Quan điểm lựa chọn đất:

-Khai thác triệt để, sử dụng quỹ đất vào các mục đích cụ thể, không để tình trạng còn đất trống, chưa khai thác. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật; lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để bố trícây trồng, vật nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, thương mại, du lịch… theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước phân bổ sử dụng quỹ đất phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ của xã, phù hợp với định hướng phát triển của huyện và vùng.

-Bên cạnh việc xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần được bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn lương thực, thì cần định hướng khu vực đất sản xuất nông nghiệp cần chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của từng vùng, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp.

-Gắn khai thác sử dụng với nhiệm vụ tái tạo, làm tăng độ phì cho đất… chống suy thoái đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững.

-Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã nghiên cứu các phương án cơ cấu tổ chức không gian, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng của xã.

-Khi tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã, cần đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất của khu dân cư, khu trung tâm xã, khu xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khu dành cho các mục đích khác (quốc phòng, di tích lịch sử…). Khu vực (theo chức năng) đã sửdụng ổn định, phù hợp với quy hoạch được giữ lại; khu vực đã ổn định cần chỉnh trang, cải tạo. Những khu đất không còn phù hợp phải chuyển đổi mục đích sử dụng.

6.2. Phân khu chức năng:

a. Định hướng tổ chức khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ:

– Đất để xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn bao gồm:

+ Quỹ đất xây dựng nhà ở tái định cư cho những hộ dân có nhà ở hiện trạng thuộc diện phải giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các chức năng khác theo phương án quy hoạch đề xuất.

+ Quỹ đất xây dựng nhà ở cho những hộ dân tăng thêm do sự gia tăng dân số theo tính toán dự báo của đồ án quy hoạch bao gồm: các hộ dân tăng thêm trong các thôn do gia tăng dân số tự nhiên và các hộ dân từ nơi khác đến xã do gia tăng dân số cơ học.

– Xác định quy mô dân số tăng thêm trong phân kỳ quy hoạch:

+ Dân số tăng thêm năm 2025: Khoảng 1.912 người (khoảng 478 hộ).

+ Dân số tăng thêm năm 2030: Khoảng 6.331 người (khoảng 1.188 hộ).
+ Quỹ đất dành cho xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn cần đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất đồng thời được lựa chọn tại những vị trí thích hợp tuân thủ quy hoạch không gian tổng thể toàn xã.

b. Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng, bảo tồn công trình văn hóa lịch sử, xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng cấp xã, các khu vực có tính đặc thù khác:

– Đất dành cho tổ chức hệ thống các công trình công cộng cấp xã: Cần đảm bảo đủ các chức năng hành chính – chính trị, y tế, văn hóa – thể thao, giáo dục đảm bảo bán kính phục vụ đến tất cả các điểm dân cư nông thôn (đặc biệt với các điểm trường cần đảm bảo bán kính phục vụ theo tiêu chuẩn). Các công trình công cộng xã được định hướng nghiên cứu là những công trình thấp tầng đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế công trình công cộng nhưng ngôn ngữ kiến trúc cần được lựa chọn phù hợp với cảnh quan tổng thể là một điểm dân cư nông thôn.

– Đất di tích, danh thắng: Hiện tại và trong tương lai, cần phát triển, giữ vững, bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử: đền, đình làng, các công trình lịch sử… để đảm bảo một nền văn hóa truyền thống, giữ gìn đậm đà bản sắc dân tộc. Trong định hưởng quy hoạch có thể đề xuất khai thác các công trình di tích, danh thẳng để khai thác du lịch đáp ứng yêu cầu hiện tại.

– Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tỉnh thần của một bộ phận nhân dân cần được bảo đảm theo các quy định của pháp luật.

– Mở rộng các nghề truyền thống, phát triển thêm các nghề mới, khuyến khích các thành phần kinh tế, mở rộng dịch vụ thương mại từ sản xuất đến tiêu dùng phục vụ đời sống và sản xuất.

– Đất quốc phòng: Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm mục tiêu phòng thủ quốc gia, giữ gìn trật tự an ninh – trật tự. Đồ án quy hoạch phải đảm bảo ưu tiên quỹ đất dành cho mục tiêu quốc phòng – an ninh.

– Đất rừng: Thực hiện theo quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 2100/QĐ-UBND ngày 29/5/2008.

c. Định hướng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã kết nổi các điểm dân cư nông thôn:
Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã bao gồm hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống. Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật cần được xây dựng đồng bộ đám bảo khả năng vận hành, kết nối từ từ trung tâm xã với các vùng lân cận và ngược lại.

d. Khu sản xuất, dịch vụ:
– Quy hoạch xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất phải phù hợp với tiềm năng phát triển sản xuất của xã: tiềm năng đất đai; tiềm năng phát triển nghề (nhất là nghề truyền thống); tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí nhỏ; các điều kiện cần cho sản xuất như thị trường tiêu thụ, khả năng huy động vốn, các công nghệ có thể áp dụng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

– Bố trí các công trình sản xuất theo nguyên tắc: những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp không gây độc hại có thể bố trí trong khu ở nhưng không được để nước thải và tiếng ồn gây ô nhiễm; các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất có tác động xấu tới môi trường phải bố trí ngoài khu ở, gần đầu mối giao thông, thành các cụm sản xuất; Giữa khu sản xuất và khu ở yêu cầu phải có khoảng cách ly phù hợp với đặc điểm, quy mô của công trình sản xuất.

e. Tổ chức không gian đối với trung tâm xã và điểm dân cư:
– Khu vực lập Quy hoạch chi tiết trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn xã Hiền Ninh gồm 1 điểm với tổng diện tích khoảng 42,89 ha tại thôn Hiền Lương, Yên Ninh, Ninh Môn và Tân Trung Chúa có kinh tế khá phát triển, giao thông đi lại thuận lợi, liên hệ thuận tiện với khu trung tâm các xã lân cận (Thực hiện theo dự án riêng).
– Tính toán diện tích đất mở rộng, phát triển dân cư mới:

7. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật:
7.1. Quy hoạch hệ thống giao thông: Hoàn thiện và cải tạo các tuyến đường đã có theo đúng cấp đường; mở rộng thêm một số tuyến đường mới tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ; tu bổ các tuyến đường xuống cấp, mở rộng các tuyến đường trong khu dân cư còn hẹp, đảm bảo việc đi lại, vận chuyển của nhân dân được thuận lợi trong tương lai; mở rộng, cứng hóa các tuyến đường nội đồng để đảm bảo cho quá trình vận chuyển phục vụ sản xuất nông nghiệp

7.2. Thủy lợi: Nâng cấp và kiên cố hóa kênh, mương hiện có đảm bảo chủ động tưới tiêu cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đảm bảo hệ thống thủy lợi được liên hoàn; cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước trong khu dân cư nông thôn, đảm bảo các cổng, rãnh không bị tắc, nghẽn; phát triển các công trình cấp nước tiên tiến phục vụ và phát triển các cây hoa màu, cây ăn quả,… ở các vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

7.3. Quy hoạch hệ thống điện: Để đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt cần lắp đặt mới trạm biến áp và nâng công suất trạm hiện trạng.

7.4. Quy hoạch cấp nước: Sử dụng nguồn nước sạch theo quy hoạch chung của Thành phố Hà Nội; nguồn cấp nước dự kiến cho xã được cấp từ nhà máy nước mặt sông Đuống, thông qua trạm bơm tăng áp Sóc Sơn có công suất đến năm 2030 là 100.000m3/ngđ.

7.5. Quy hoạch thoát nước:
a. Thoát nước mưa.
– Hệ thống thoát nước: dự kiến xây dựng hệ thống cống thoát chung giữa nước mưa và nước thải với chế độ tự chảy. Các cơ sở có tính chất công nghiệp, nước thải sẽ xử lý riêng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thoát vào hệ thống cống chung.
– Lưu vực và hướng thoát: Phân chia lưu vực thoát nước theo dạng phân tán, tôn trọng hướng thoát theo địa hình hiện trạng.
– Kết cấu tuyến thoát: bao gồm rãnh hở, cống hộp, cổng bê tông tròn và kẻ trục tiêu chính
b. Thoát nước thải:
– Để đảm bảo vệ sinh môi trường cho các thôn trong toàn Xã phù hợp với điều kiện xây dựng và khả năng kinh tế, lựa chọn giải pháp xử lý nước thải theo mô hình phân tán trên địa bàn. Tại khu vực khu trung tâm xã sử dụng hệ thống thoát nước chung, nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý cục bộ tại chỗ được dẫn chung trong cống, mương thoát nước mưa tại các ngõ, xóm.
– Đối với nước thải sinh hoạt ở các hộ gia đình và công trình công cộng sẽ được xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại đúng tiêu chuẩn trước khi cho xã vào hệ thống thoát nước chung.
– Đối với các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung sẽ phải có phương án xử lý chất thải chăn nuôi bằng các bể Biogas; cặn lắng sau bể Biogas được đưa đến xử lý tại các điểm xử lý chất thải rắn tập trung.
– Sử dụng các đầm, hồ trong xã làm hồ sinh học để xử lý nước thải sau khi đã làm sạch trong điều kiện tự nhiên.
– Nước thải nhiễm bẩn của các hộ tiểu thủ công nghiệp đều phải được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh (xử lý đạt giới hạn B của TCVN 5945-2005) trước khi xả ra hệ thống thoát nước hoặc sông hồ.

7.6. Điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Mỗi thôn bố trí 01 điểm tập kết xe gom rác thải sinh hoạt tại vị trí phù hợp về điều kiện vận chuyển, đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; quy mô phù hợp với số lượng rác thải sinh hoạt theo quy mô dân số theo quy hoạch.

7.7. Nghĩa trang: Hiện tại, tiếp tục sử dụng các nghĩa trang hiện có, có kế hoạch đóng cửa các nghĩa trang phân tán có quy mô nhỏ, không đảm bảo khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường hoặc không nằm trong quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang. Di chuyển các mộ phần đến nghĩa trang tập trung của xã.

7.8. Đất có mặt nước chuyên dùng: Đất sông và mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước mà không sử dụng chuyên vào mục đích nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, vì vậy cần đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm để phục vụ cho đời sống của nhân dân.

8. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của xã theo đồ án quy hoạch chung:

9. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch:

-Để thực hiện có hiệu quả điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung của xã Hiền Ninh, trong thời gian tới cần tập trung đầu tư xây dựng một số dự án ưu tiên dưới đây:

– Đầu tư khoảng 2,5 km đường trục xã.

– Xây dựng nhà văn hóa thôn Nam Cương, Tân Thái.

– Cứng hóa khoảng 5,6 km đường ngõ xóm, xây mới rãnh thoát nước, cấp phối một số tuyến trục chính nội đồng.

– Đầu tư cải tạo nâng cấp Trụ sở UBND xã.

– Nâng cấp trường mầm non trung tâm xã.

– Phối hợp đào tạo nghề cho khoảng 250-300 lao động/năm.

– Khai thác Khu du lịch, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng Thung Lũng Xanh.

10. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch: Được ban hành kèm theo Quyết định này và là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý và giám sát việc đầu tư xây dựng trên địa bàn xã (đã được Phòng Quản lý Đô thị xác nhận).
11. Tiến độ thực hiện quy hoạch:
-Phù hợp với kế hoạch của UBND huyện Sóc Sơn:
– Giai đoạn 2016 – 2025: Thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư.
– Giai đoạn 2025 – 2030: Thực hiện các dự án còn lại.
12. Một số nội dung cần lưu ý:
– Những nội dung ghi tại Phụ lục – Quy định quản lý, Thuyết minh Quy hoạch chung xây dựng xã Hiền Ninh chỉ được tổ chức thực hiện khi được đồ án quy hoạch cấp trên cập nhật hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện.
Tuyệt đối tuân thủ theo Quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 2100/QĐ-UBND ngày 29/5/2008.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
– Phòng Quản lý đô thị chịu trách nhiệm kiểm tra, xác nhận hồ sơ bản vẽ quy hoạch chung xây dựng xã phù hợp với Quyết định này,
– UBND xã Hiền Ninh chịu trách nhiệm tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Hiền Ninh theo quy định; Chịu trách nhiệm về công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 7191/QĐ-UBND ngày 09/8/2012 của UBND huyện Sóc Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hiền Ninh đến năm 2025. Các ông (bà) Chánh Vân phòng HĐND – UBND huyện, Trưởng các phòng: Quản lý đô thị, Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế, Tài nguyên và Môi trường; Ban Quản lý rừng Phòng hộ Đặc dụng Sóc Sơn; Chủ tịch UBND xã Hiền Ninh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.