Số 8930/QĐ-UBND.
Cách kiểm tra quy hoạch Hà Nội mới nhất 2025
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000, do Công ty Cổ phần Hưng Quốc lập với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch:
1.1. Vị trí, phạm vi ranh giới: Thuộc địa giới hành chính xã Tân Dân, có các mặt tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp với xã Minh Trí huyện Sóc Sơn.
– Phía Đông giáp với xã Hiền Ninh huyện Sóc Sơn.
– Phía Nam giáp xã Thanh Xuân huyện Sóc Sơn.
– Phía Tây giáp phường Phúc Thắng thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Quy mô lập quy hoạch: Quy mô nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính xã Tân Dân, cụ thể:
– Diện tích đất tự nhiên: Khoảng 1030,51 ha.
– Quy mô dân số đến năm 2030: Khoảng 19.532 người
2. Mục tiêu, tính chất, chức năng của xã:
2.1. Mục tiêu:
– Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, tỷ lệ 1/10.000 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 29/6/2015, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ và các quy hoạch cấp trên khác đã được duyệt. Việc lập Quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định của Chính phủ.
– Lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Tân Dân trên cơ sở rà soát đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt đã đến kỳ điều chỉnh theo quy định phải đảm bảo tính kế thừa và tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt; có đánh giá các bất cập còn tồn tại nhằm đưa ra các giải pháp quy hoạch phù hợp.
– Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế-xã hội gắn với quá trình hiện địa hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ, xác định các chỉ tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng lĩnh vực của toàn xã, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa tập quán của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái… nhằm đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, tiến tới thu hẹp khoảng cách với cuộc sống đô thị.
– Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước…); xây dựng, cải tạo công trình; chỉnh trang làng xóm, cảnh quan.
– Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
– Xây dựng Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng xã làm cơ sở pháp lý cho việc lập đề án, dự án đầu tư xây dựng và để các cơ quan, chính quyền địa phương tổ chức quản lý, kiểm soát phát triển theo quy hoạch được duyệt và quy định của pháp luật.
2.2. Tính chất, chức năng của xã:
Xã Tân Dân là xã thuộc phía Tây của huyện Sóc Sơn (thuộc vùng 5,6 theo Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn). Là vùng nông thôn kết hợp với thương mại dịch vụ, công nghiệp sạch, nông nghiệp năng suất cao, sản xuất rau an toàn gắn liền với du lịch sinh thái nông nghiệp.
3. Tiền đề, quy mô quy hoạch:
3.1. Quy mô và cơ cấu dân số:
– Hiện trạng: Khoảng 15.668 người.
Đến năm 2030: Khoảng 19.532 người.
3.2. Quy mô và cơ cấu lao động:
– Hiện trạng: Khoảng 9.378 người.
– Đến năm 2030: Khoảng 11.691 người.
3.3. Quy mô đất đai chủ yếu:
3.4 Quy mô xây dựng
Chính phủ và các tiêu chí liên quan đến quy hoạch xây dựng. Theo Bộ Tiêu chí nông thôn mới đã được ban hành tại các Quyết định: số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016; số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tưởng
Biểu tổng hợp quy mô đất xây dựng đến năm 2030:
6. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian:
Xác định các khu vực chức năng: Trung tâm xã; đất ở nông thôn mới và cải tạo chỉnh trang điểm dân cư nông thôn hiện trạng, đất di tích lịch sử và các khu chức năng khác… để làm cơ sở triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn.
6.1. Quan điểm lựa chọn đất:
– Khai thác triệt để, sử dụng quỹ đất vào các mục đích cụ thể, không để tỉnh trạng còn đất trống, chưa khai thác. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật; lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để bố trícây trồng, vật nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, thương mại, du lịch… theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước phân bổ sử dụng quỹ đất phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ của xã, phù hợp với định hướng phát triển của huyện và vùng.
– Bên cạnh việc xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần được bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn lương thực, thì cần định hưởng khu vực đất sản xuất nông nghiệp cần chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của từng vùng, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp.
– Gần khai thác sử dụng với nhiệm vụ tái tạo, làm tăng độ phí cho đất… chống suy thoái đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững.
– Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã nghiên cứu các phương án cơ cấu tổ chức không gian, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng của xã.
6.2. Phân khu chức năng:
a. Định hướng tổ chức khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ:
* Đối với mạng lưới điểm dân cư hiện trạng
– Đối với các điểm dân cư hiện có tiếp tục tồn tại và cải tạo chỉnh trang cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Mở rộng đường giao thông, cải tạo và xây dựng mới rãnh thoát nước, cải tạo đường điện, xây dựng hệ thống cấp nước sạch…
– Các công việc cần cải tạo, chỉnh trang nông thôn bao gồm:
+ Mở rộng và cứng hóa các các tuyến đường nội thôn, hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt.
+ Xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
+ Lắp đặt hệ thống chiếu sáng các tuyến đường giao thông thôn xóm.
– Dân cư đang sinh sống trong quy hoạch rừng còn nhiều, cần được đưa ra khỏi quy hoạch rừng hoặc tái định cư ra vị trí mới.
* Đối với điểm quy hoạch dân cư mới
– Quỹ đất xây dựng nhà ở tái định cư cho những hộ dân có nhà ở hiện trạng thuộc diện phải giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các chức năng khác theo phương án quy hoạch đề xuất,
– Quỹ đất xây dựng nhà ở cho những hộ dân tăng thêm do sự gia tăng dân số theo tỉnh toán dự báo của đồ án quy hoạch bao gồm: các hộ dân tăng thêm trong các thôn do gia tăng dân số tự nhiên và các hộ dân từ nơi khác đến xã do gia tăng dân số cơ học.
– Quỹ đất dành cho xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn cần đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất đồng thời được lựa chọn tại những vị trí thích hợp tuân thủ quy hoạch không gian tổng thể toàn xã.
b. Định hưởng tổ chức hệ thống các công trình công cộng, bảo tồn công trình văn hóa lịch sử, xác định vị trị, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng cấp xã, các khu vực có tính đặc thù khác:
– Đất dành cho tổ chức hệ thống các công trình công cộng cấp xã: Cần đảm bảo đủ các chức năng hành chính – chính trị, y tế, văn hóa – thể thao, giáo dục đảm bảo bán kính phục vụ đến tất cả các điểm dân cư nông thôn (đặc biệt với các điểm trường cần đảm bảo bán kính phục vụ theo tiêu chuẩn). Các công trình công cộng xã được định hướng nghiên cứu là những công trình thấp tầng đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế công trình công cộng nhưng ngôn ngữ kiến trúc cần được lựa chọn phù hợp với cảnh quan tổng thể là một điểm dân cư nông thôn.
– Đất di tích, danh thắng: Hiện tại và trong tương lai, cần phát triển, giữ vững, bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử: đền, đình làng, các công trình lịch sử… để đảm bảo một nền văn hóa truyền thống, giữ gin đậm đà bản sắc dân tộc. Trong định hưởng quy hoạch có thể đề xuất khai thác các công trình di tích, danh thắng để khai thác du lịch đáp ứng yêu cầu hiện tại.
– Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân cần được bảo đảm theo các quy định của pháp luật.
– Mở rộng các nghề truyền thống, phát triển thêm các nghề mới, khuyến khích các thành phần kinh tế, mở rộng dịch vụ thương mại từ sản xuất đến tiêu dùng phục vụ đời sống và sản xuất.
– Đất quốc phòng: Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm mục tiêu phòng thủ quốc gia, giữ gìn trật tự an ninh – trật tự. Đồ án quy hoạch phải đảm bảo ưu tiên quỹ đất dành cho mục tiêu quốc phòng – an ninh.
c. Định hướng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã kết nối các điểm dân cư nông thôn:
Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã bao gồm hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống. Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật cần được xây dựng đồng bộ đảm bảo khả năng vận hành, kết nối từ từ trung tâm xã với các vùng lân cận và ngược lại.
d. Khu sản xuất, dịch vụ:
– Định hướng ngành công nghiệp, thủ công nghiệp: Cập nhật quy hoạch khu công nghiệp sạch Minh Trí – Tân Dân với diện tích khoảng 340,62 ha thuộc diện tích trên địa bản 02 xã.
Thương mại, dịch vụ -Tân Dân là đầu mối giao thông quan trọng và là một trong nhưng xã thuộc vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với định hướng phát triển khu công nghiệp sạch Minh Trí – Tân Dân của huyện Sóc Sơn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện và là tiền đề thúc đẩy phát triển ngành thương mại – dịch vụ của xã.
e. Tổ chức không gian đối với trung tâm xã và điểm dân cư (thực hiện theo dư ản riêng):
– Định hưởng quy hoạch mở rộng, phát triển dân cư mới:
Xã định hướng quy hoạch khoảng 14 ha đất ở mới phục vụ cho việc tái định cư và gia tăng dân số.
– Tổ chức không gian đối với trung tâm xã:
Trung tâm xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, tỷ lệ 1/500 (toàn bộ khu trung tâm hành chính) nằm trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Tân Dân, có vị trí như sau:
– Phía Bắc giáp khu dân cư;
– Phía Nam khu dân cư và xã Thanh Xuân;
– Phía Đông giáp đất nông nghiệp:
– Phía Tây giáp đất nông nghiệp.
– Trung tâm xã Tân Dân diện tích khoảng 25 ha, có kinh tế khá phát triển, giao thông đi lại thuận lợi, liên hệ thuận tiện với khu trung tâm các xã lân cận.
7. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật:
7.1. Quy hoạch hệ thống giao thông: Hoàn thiện và cải tạo các tuyến đường đã có theo đúng cấp đường; mở rộng thêm một số tuyến đường mới tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ; tu bổ các tuyến đường xuống cấp, mở rộng các tuyến đường trong khu dân cư còn hẹp, đảm bảo việc đi lại, vận chuyển của nhân dân được thuận lợi trong tương lai; mở rộng, cứng hóa các tuyến đường nội đồng để đảm bảo cho quá trình vận chuyển phục vụ sản xuất nông nghiệp.
7.2. Thủy lợi: Nâng cấp và kiên cố hóa kênh, mương hiện có đảm bảo chủ động tưới tiêu cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đảm bảo hệ thống thủy lợi được liên hoàn; cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước trong khu dân cư nông thôn, đảm bảo các cống, rãnh không bị tắc, nghên; phát triển các công trình cấp nước tiên tiến phục vụ và phát triển các cây hoa màu, cây ăn quá,… ở các vùng sản xuất chuyên canh tập trung.
7.3. Quy hoạch hệ thống điện: Để đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt cần lắp đặt mới trạm biến áp và nâng công suất trạm hiện trạng
7.4. Quy hoạch cấp nước: Sử dụng nguồn nước sạch theo quy hoạch chung của Thành phố Hà Nội; nguồn cấp nước dự kiến cho xã được cấp từ nhà máy nước mặt sông Đuống, thông qua trạm bơm tăng áp Sóc Sơn có công suất đến năm 2030 là 100.000m3/ngđ. Tận dụng trạm cấp nước sạch thuộc tổ dân cư số 121.
7.5. Quy hoạch thoát nước:
a. Thoát nước mưa:
– Hệ thống thoát nước: dự kiến xây dựng hệ thống cống thoát chung giữa nước mưa và nước thải với chế độ tự chảy. Các cơ sở có tính chất công nghiệp, nước thải sẽ xử lý riêng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thoát vào hệ thống công chung.
– Lưu vực và hướng thoát: Phân chia lưu vực thoát nước theo dạng phân tán, tôn trọng hướng thoát theo địa hình hiện trạng.
Kết cấu tuyển thoát: bao gồm rãnh hở, cống hộp, cổng bê tông tròn và kẻ trực
tiêu chính
b. Thoát nước thải:
– Để đảm bảo vệ sinh môi trường cho các thôn trong toàn Xã phù hợp với điều kiện xây dựng và khả năng kinh tế, lựa chọn giải pháp xử lý nước thải theo mô hình phân tán trên địa bàn. Tại khu vực khu trung tâm xã sử dụng hệ thống thoát nước chung, nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý cục bộ tại chỗ được dẫn chung trong công, mương thoát nước mưa tại các ngõ, xóm.
– Đối với nước thải sinh hoạt ở các hộ gia đình và công trình công cộng sẽ được xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại đúng tiêu chuẩn trước khi cho xả vào hệ thống thoát nước chung.
– Đối với các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung sẽ phải có phương án xử lý chất thải chăn nuôi bằng các bể Biogas; cặn lắng sau bể Biogas được đưa đến xử lý tại các điểm xử lý chất thải rắn tập trung.
– Sử dụng các đầm, hồ trong xã làm hồ sinh học để xử lý nước thải sau khi đã làm sạch trong điều kiện tự nhiên.
– Nước thải nhiễm bẩn của các hộ tiểu thủ công nghiệp đều phải được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh (xử lý đạt giới hạn B của TCVN 5945-2005) trước khi xả ra hệ thống thoát nước hoặc sông hồ.
7.6. Điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Mỗi thôn bố trí 01 điểm tập kết xe gom rác thải sinh hoạt tại vị trị phù hợp về điều kiện vận chuyển, đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; quy mô phù hợp với số lượng rác thải sinh hoạt theo quy mô dân số theo quy hoạch.
7.7. Nghĩa trang: Hiện tại, tiếp tục sử dụng các nghĩa trang hiện có, có kế hoạch đóng cửa các nghĩa trang phân tán có quy mô nhỏ, không đảm bảo khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường hoặc không nằm trong quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang. Di chuyển các mộ phần đến nghĩa trang tập trung của xã.
7.8. Đất có mặt nước chuyên dùng: Đất sông và mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước mà không sử dụng chuyên vào mục đích nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, vì vậy cần đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm để phục vụ cho đời sống của nhân dân.
8. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của xã theo đồ án quy hoạch chung:
9. Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch:
Để thực hiện có hiệu quả điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung của xã Tân Dân, trong thời gian tới cần tập trung đầu tư xây dựng một số dự án ưu tiên dưới đây:
– Lập quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường.
– Lập quy hoạch chi tiết trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500.
– Lập dự án xây dựng các trường mầm non, các trường tiểu học.
– Lập dự án xây mới trạm y tế xã.
– Lập dự án xây dựng nhà văn hóa xã và khu thể thao xã và các thôn.
– Lập dự án xây phát triển nông nghiệp.
– Lập dự án đấu giá quyền sử dụng đất.
– Thực hiện các dự án khác có trên địa bàn.
10. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch: Được ban hành kèm theo Quyết định này và là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý và giám sát việc đầu tư xây dựng trên địa bàn xã (đã được Phòng Quản lý Đô thị xác nhận).
11. Tiến độ thực hiện quy hoạch:
Phù hợp với kế hoạch của UBND huyện Sóc Sơn:
– Giai đoạn 2016 – 2025: Thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư.
– Giai đoạn 2025 – 2030: Thực hiện các dự án còn lại.
12. Một số nội dung cần lưu ý: Những nội dung ghi tại Phụ lục – Quy định quản lý, Thuyết minh Quy hoạch chung xây dựng xã Tân Dân chỉ được tổ chức thực hiện khi được đồ án quy hoạch cấp trên cập nhật hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
– Phòng Quản lý đô thị chịu trách nhiệm kiểm tra, xác nhận hồ sơ bản vẽ quy hoạch chung xây dựng xã phù hợp với Quyết định này:
– UBND xã Tân Dân chịu trách nhiệm tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Tân Dân theo quy định; Chịu trách nhiệm về công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 8301/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của UBND huyện Sóc Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tân Dân đến năm 2025. Các ông (bà): Chánh Văn phòng HĐND – UBND huyện, Trưởng các phòng: Quản lý đô thị, Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thông tin; Chủ tịch UBND xã Tân Dân và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.