Phê duyệt phương án tuyến, vị trí công trình theo tuyến tỷ lệ 1/500 Dự
án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo tại các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long
Biên, thành phố Hà Nội do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập (gồm 11 tờ), được
Sở Quy hoạch – Kiến trúc thẩm định với các nội dung chính như sau:
Tra hướng tuyến cầu Trần Hưng Đạo 1/500 tại iquyhoach.com
1. Vị trí và hướng tuyến đường: – Vị trí: điểm đầu tại ngã 5 Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm,
điểm cuối tại nút giao với phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên. – Hướng tuyến: phù hợp với Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung
Thủ đô, Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô và các Quy hoạch phân khu đô thị H1
1C, H1-4, N10, sông Hồng đã được phê duyệt.
2. Cấp hạng: – Cầu Trần Hưng Đạo thuộc tuyến đường đô thị có cấp hạng liên khu vực.
3. Quy mô mặt cắt ngang: – Cầu Trần Hưng Đạo B = 43m. Cầu dẫn ngoài bãi sông B = 26m. – Đường đầu cầu phía Nam (phố Trần Hưng Đạo) B = 25-28m. – Đường đầu cầu phía Bắc: đoạn ngoài bãi sông B = 68m; đoạn từ đường Hồng
Tiến – Cổ Linh đến ranh giới phạm vi sân bay Gia Lâm B = 45,5m (xây dựng bằng
cầu qua hồ Đầu Băng); đoạn dọc theo sân bay Gia Lâm đến nút giao với phố Nguyễn
Sơn B = 30m; nhánh kết nối đường đầu cầu với đường Hồng Tiến B = 18m.
Bề rộng mặt cắt ngang cầu, đường hai đầu cầu nêu trên xác định tại các vị trí
mang tính điển hình trên tuyến. Quy mô và cấu tạo thành phần mặt cắt ngang cụ thể
sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, được cấp thẩm
quyền phê duyệt.
4. Các nút giao: – Nút giao hai đầu cầu với các trục đường đê Tả, Hữu Hồng và tuyến đường
Hồng Tiến – Cổ Linh là nút liên thông khác mức. Quá trình triển khai lập dự án,
nghiên cứu cụ thể các giải pháp mở rộng cửa khẩu, xây dựng tường chắn, đường hoàn
trả mặt đê… để kết nối giao thông trong nút, đảm bảo các yêu cầu an toàn, bảo vệ đê
điều theo quy định. – Nút giao với đường trục chính đô thị TC5 và TC13 sẽ được nghiên cứu theo
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trục giao thông 02 bên sông Hồng.
– Các nút giao khác là giao bằng, sẽ được nghiên cứu bổ sung, xác định cụ thể
theo dự án đầu tư được duyệt.
5. Tim đường quy hoạch và chỉ giới đường đỏ: – Tim đường quy hoạch: đi qua các điểm ký hiệu 1, 2, 3, 4, 5, 6 có tọa độ và
thông số kỹ thuật được ghi trực tiếp trên bản vẽ (các điểm 2’, 3’, 4’, 5’ là điểm chuyển
hướng làm cơ sở để xác định tim đường quy hoạch tương ứng). – Chỉ giới đường đỏ, phạm vi xây dựng cầu và hành lang bảo vệ, an toàn cầu:
xác định trên cơ sở tim đường quy hoạch, bề rộng mặt cắt ngang và các quy định về
quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện hành. Trong đó:
+ Cầu Trần Hưng Đạo chỉ thể hiện mặt cắt ngang điển hình theo kết cấu, kiến trúc
chính của thân cầu. Vị trí, quy mô các kết cấu khác được xác định theo hồ sơ phương
án kiến trúc công trình và Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo được duyệt.
+ Tại nút giao đầu cầu với các trục đường đê Tả, Hữu Hồng và tuyến đường
Hồng Tiến – Cổ Linh, mở rộng chỉ giới đường đỏ các tuyến đường ngang để đảm bảo
phạm vi xây dựng cầu, đường đô thị bên dưới cầu và các nhánh kết nối liên thông. Cụ
thể xác định trên bản vẽ phương án tuyến, vị trí công trình theo tuyến kèm theo.
+ Đối với tuyến đường phía Bắc đi qua các khu đất quốc phòng, sau khi Bộ Quốc
phòng có ý kiến thống nhất, nếu có các nội dung đề nghị khác, Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình giao thông Thành phố có trách nhiệm rà soát, tổng hợp, báo
cáo UBND Thành phố xem xét quyết định các nội dung thay đổi, bổ sung (nếu có).