Tải bản đồ quy hoạch phường Giảng Võ

5/5 - (1 bình chọn)

Thành lập phường Giảng Võ

Thành lập phường Giảng Võ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Giảng Võ (quận Ba Đình); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ngọc Khánh, Thành Công (quận Ba Đình); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cống Vị, Kim Mã (quận Ba Đình); Cát Linh, Láng Hạ (quận Đống Đa).
a) Kết quả sau sắp xếp
– Phường Giảng Võ có diện tích tự nhiên là 2,60 km² (đạt 47,23% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số là 97.034 người (đạt 215,63% so với tiêu chuẩn).
– Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Giảng Võ giáp các phường Ô Chợ Dừa, Ba Đình, Nghĩa Đô, Láng, Ngọc Hà.
– Dự kiến trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội:
+ Trụ sở của Đảng ủy: Sử dụng trụ sở Đảng ủy – UBND phường Thành Công hiện nay
+ Trụ sở của HĐND – UBND: Sử dụng trụ sở Đảng ủy – UBND phường Ngọc Khánh hiện nay
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
– Ranh giới phường Giảng Võ với các phường giáp ranh theo trục đường, phố lớn, theo sông dễ nhận biết ngoài thực địa và thuận lợi cho công tác quản lý của chính quyền địa phương. Theo đó, ranh giới giữa phường Giảng Võ với phường Ô Chợ Dừa đi theo phố Giảng Võ – phố Láng Hạ ; với phường Nghĩa Đô đi theo đường sông Tô Lịch; với phường Láng đi theo phố Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Chí Thanh, đường La Thành; với phường Ba Đình, Ngọc Hà đi theo phố Phan Kế Bính, Liễu Giai, Đào Tấn, Kim Mã, đường Nguyễn Thái Học.
Lý do lấy tên phường mới là Giảng Võ: Giảng Võ là tên gọi một tuyến phố cũng là một phường thuộc quận Ba Đình hiện nay; ở khu vực này có một ngôi điện mang tên Giảng Võ được xây dựng năm 1010, là nơi vua Lý Thái Tổ và các quan võ đến họp bàn việc nước; địa danh Giảng Võ bắt nguồn từ tên các điện và trường luyện tập võ nghệ để bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta ở các triều đại cũ. Theo đó, việc lựa chọn tên Giảng Võ vừa bảo đảm tên gọi của ĐVHC có giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa; vừa bảo đảm phù hợp với nguyên tắc ưu tiên sửdụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho xã, phường mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ; đồng thời, tên Giảng Võ giúp dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học.

Bản đồ hành chính mới phường Giảng Võ – Thành phố Hà Nội

Trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội: Trung tâm hành chính của ĐVHC mới năm ở vị trí trung tâm, có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, nhất là kết nối của hệ thống giao thông giữa trụ sở của đơn vị hành chính và cộng đồng dân cư.

Trụ sở phường Giảng Võ ở đâu?

  • Trụ sở Đảng ủy phường Giảng Võ: Số 9, phố Thành Công, phường Giảng Võ (địa chỉ cũ: số 9, phố Thành Công, phường Thành Công)

  • Trụ sở UBND phường Giảng Võ: Số 525, phố Kim Mã, phường Giảng Võ (địa chỉ cũ: số 525, phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh)

Mã xã đơn vị hành chính phường Giảng Võ?

00025

Bản đồ quy hoạch mới phường Giảng Võ sau khi sáp nhập

Xem quy hoạch mới nhất phường Giảng Võ – Thành phố Hà Nội

Bản đồ quy hoạch phường Giảng Võ autocad .dwg

Định hướng quy hoạch phát triển phường Giảng Võ

Với thực trạng diện tích hạn chế nhưng dân số lớn, quy hoạch Giảng Võ cần tập trung vào các giải pháp mang tính bền vững:

  • Quy hoạch sử dụng đất hiệu quả, ưu tiên quỹ đất cho công cộng, hạ tầng xã hội, trường học, y tế.

  • Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu theo hướng hiện đại, tăng diện tích cây xanh, không gian sinh hoạt cộng đồng.

  • Phát triển giao thông tĩnh, quy hoạch các điểm đỗ xe ngầm, bán ngầm nhằm giảm tải áp lực giao thông mặt đất.

  • Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong quản lý đô thị, thúc đẩy xây dựng phường thông minh.

  • Bảo tồn giá trị di sản kiến trúc – văn hóa, kết hợp khai thác giá trị lịch sử trong phát triển du lịch đô thị.

Thách thức và yêu cầu đặt ra

Giảng Võ hiện nay đứng trước các thách thức điển hình của một phường lõi đô thị:

  • Áp lực dân số lớn trong khi quỹ đất hạn chế

  • Yêu cầu hạ tầng phải đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại I

  • Cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển hiện đại

Do đó, công tác quy hoạch cần tiếp cận theo hướng tích hợp, đồng bộ và dài hạn, gắn với chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065.

Tra cứu quy hoạch phường Giảng Võ trực tuyến

Cách tra quy hoạch phường Giảng Võ sau khi sáp nhập.

Cách 1: Qua UBND phường Giảng Võ: Số 525, phố Kim Mã, phường Giảng Võ

Cách 2: Qua điểm phục vụ hành chính công chi nhánh số 3: Số 25 Liễu Giai, phường Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Cách 3: Kiểm tra trực tuyến tại App tra cứu quy hoạch Hà Nội 2045 tầm nhìn 2065 tỷ lệ 1/500