Tên đồ án, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch:
- Tên đồ án: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Vân Hòa, huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Phạm vi, ranh giới lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã:
– Quy mô nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung được thực hiện trong phạm vi toàn bộ xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, với quy mô hiện trạng như sau:
+ Diện tích đất tự nhiên: 3.291,35ha.
+ Quy mô dân số: 10.771 người.
– Địa giới hành chính xã Vân Hòa được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Tản Lĩnh và xã Xuân Sơn – TX Sơn Tây.
+ Phía Nam giáp với xã Yên Bài.
+ Phía Đông giáp với xã Kim Sơn – TX Sơn Tây.
+ Phía Tây giáp với xã Ba Vì.
Điều 6. Tiền đề, quy mô quy hoạch
- Quy mô và cơ cấu dân số
– Hiện trạng: 10.771 người;
– Đến năm 2020: 11.223 người;
– Đến năm 2030: 12.354 người.
- Quy mô và cơ cấu lao động
– Hiện trạng: 6.836 người;
– Đến năm 2020: 7.320 người;
– Đến năm 2030: 7.530 người.
3.3. Quy mô đất đai chủ yếu (ha)
3.4. Quy mô xây dựng tối thiểu:
– Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới đã được ban hành.
– Theo các tiêu chí liên quan đến Quy hoạch xây dựng.
3.5. Yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
3.5.1. Các chỉ tiêu sử dụng đất
– Đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không được nhỏ hơn quy định theo QCVN14:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy hoạch xây dựng nông thôn:
- Khu trung tâm xã:
– Mỗi xã cần được quy hoạch ít nhất một khu trung tâm, tại trung tâm xã bố trí các công trình quan trọng phục vụ nhu cầu giao dịch hành chính, mua bán, nghỉ ngơi, giải trí, chỉ tiêu đất đai cho một số công trình chính theo QCVN14:2009/BXD:
- Khu ở:
– Nhà ở trong các điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo tiêu chuẩn và tiện nghi, phù hợp với phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.
3.5.2. Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật
Điều 8. Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian
- Quan điểm lựa chọn đất
– Khai thác sử dụng đất theo hướng giải phóng được năng lực sản xuất của các ngành kinh tế – xã hội nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ưu tiên phân bổ đất đai cho các ngành kinh tế mũi nhọn của xã, thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
– Khai thác triệt để, sử dụng toàn bộ quỹ đất đai vào các mục đích cụ thể, không để tình trạng còn đất trống, chưa khai thác. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để bố trí cây trồng, vật nuôi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, thương mại du lịch… theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước phân bổ sử dụng
quỹ đất phù hợp đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ của xã, phù hợp với định hướng phát triển của huyện và vùng.
– Đối với đất sản xuất nông nghiệp cần bảo vệ diện tích trồng lúa nước, tiến hành biện pháp thâm canh, tăng năng suất, tăng chất lượng, đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực. Song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây ăn quả, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế và tiềm năng của từng vùng.
– Trong cơ cấu sử dụng đất chung, cần dành một tỷ lệ thích đáng và hợp lý cho các mục đích chuyên dùng, ưu tiên phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, hình thành các khu tập trung,… vừa để thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, tăng cường về cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, vừa tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực hiệu quả và ổn định.
– Sử dụng đất chuyên dùng, đất ở cần triệt để tiết kiệm, bố trí sử dụng các loại đất này vừa căn cứ vào điều kiện thực tế và các yêu cầu trước mắt, vừa phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển về lâu dài theo xu hướng tăng dần các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường và nâng cao mức sống của nhân dân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và tính toán đến dự kiến phát triển trong giai đoạn quy hoạch và tầm nhìn xa hơn.
– Gắn khai thác sử dụng với nhiệm vụ tái tạo, làm tăng độ phì cho đất… chống suy thoái đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững lâu dài.
– Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã cần nghiên cứu các phương án cơ cấu tổ chức không gian, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng của xã. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã là căn cứ để triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất.
– Khi tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất của khu dân cư, khu trung tâm xã, khu xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khu dành cho các mục đích khác (quốc phòng, di tích lịch sử…). Khu vực (theo chức năng) đã sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch được giữ lại; khu vực đã ổn định cần chỉnh trang, cải tạo. Những khu đất không còn phù hợp phải chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Cơ cấu lựa chọn, giải pháp phân khu chức năng và tổ chức không gian
- Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ:
* Định hướng đối với xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn:
– Đất để xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn bao gồm:
+ Quỹ đất xây dựng nhà ở tái định cư cho những hộ dân có nhà ở hiện trạng thuộc diện phải giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các chức năng khác theo phương án quy hoạch đề xuất.
+ Quỹ đất xây dựng nhà ở cho những hộ dân tăng thêm do sự gia tăng dân số theo tính toán dự báo của đồ án quy hoạch bao gồm: các hộ dân tăng thêm trong các thôn do gia tăng dân số tự nhiên và các hộ dân từ nơi khác đến xã do gia tăng dân số cơ học.
– Xác định quy mô dân số tăng thêm trong phân kỳ quy hoạch đối với xã Vân Hòa:
Dân số tăng thêm năm 2020: 452 người (khoảng 113hộ).
Dân số tăng thêm năm 2030: 1.583 người (khoảng 378 hộ).
– Chỉ tiêu đất cho từng nhóm hộ: 80-180 m2/hộ.
– Quỹ đất dành cho xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn cần đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất, đồng thời được lựa chọn tại những vị trí thích hợp tuân thủ quy hoạch không gian tổng thể toàn xã.
* Cơ cấu tổ chức không gian
Định hướng phát triển tổng thể không gian kiến trúc toàn xã như sau:
– Khu vực trung tâm xã: trong thời gian đến năm 2020 vị trí được giữ nguyên như hiện tại và tiếp tục được chỉnh trang, mở rộng. Khu trung tâm hành chính xã bao gồm các công trình: Trụ sở UBND, trường THCS, trường tiểu học, trạm y tế xã và quy hoạch bổ sung thêm các công trình như: Trường mầm non, sân thể thao xã, Ban công an quân sự,…
– Chỉnh trang lại khu dân cư hiện có, sắp xếp bố trí một cách khoa học.
– Quy hoạch các khu dân cư mới như: khu vực giáp với các khu dân cư cũ là khu Đồng Nội Đa thôn Đa Cuống, thôn Rùa và thôn Xuân Hà với diện tích là 20,73ha.
* Định hướng tổ chức mạng lưới điểm dân cư
Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Bố trí các khu dân cư mới với diện tích 20,73ha.
* Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn cảnh quan kiến trúc truyền thống
– Bảo tồn, tôn tạo các công trình di tích lịch sử hiện có: sửa chữa nâng cấp các hạng mục xuống cấp, bảo dưỡng và thường xuyên tôn tạo các công trình di tích lịch sử văn hóa;
– Các khu dân cư hiện có:
+ Cải tạo chỉnh trang hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước mặt và nước thải, hệ thống điện đảm bảo thuận tiện cho sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Vận động các hộ gia đình và hỗ trợ các hộ nghèo, hộ chính sách cải tạo nâng cấp các công trình vệ sinh gia đình, chỉnh trang lại khuôn viên trong từng hộ gia đình, vừa tận dụng quỹ đất, đảm bảo hài hòa các khu chức năng trong khuôn viên hộ.
+ Tăng cường mật độ cây xanh tại các khu vực đất trống, trong vườn gia đình, dọc các đường giao thông và các khu vực công cộng trong thôn.
+ Các công trình xây mới theo kiến trúc địa phương, nhà kiên cố (nhà lệch hoặc nhà nửa nhà ống …..
– Các giải pháp cho khuôn viên và nhà ở (nhà ở, vườn, chuồng, hàng rào, vật liệu xây dựng…)
+ Sử dụng vật liệu địa phương (hàng rào gạch đất nung, trồng cây cắt tỉa..)
+ Mật độ xây dựng thấp, nhà có nhiều cây xanh (mật độ xây dựng khoảng 50%).
Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng
– Các công trình như: trụ sở hành chính xã, khu trường học, khu văn hóa thể thao, khu vui chơi giải trí, … được bố trí ở khu vực trung tâm đảm bảo đi lại thuận tiện, kết nối với các khu vực dân cư các thôn, khu vực sản xuất, các điểm văn hóa, thể thao, giải trí của xã và các thôn.
– Hệ thống trường học trung tâm: Bố trí nâng cấp, đầu tư xây dựng thêm các phòng học, phòng hiệu bộ trường THCS và trường tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia.. Theo tiêu chuẩn cần có bán kính phục vụ <= 1-2km.
– Đối với trạm y tế: Trước mắt, Đầu tư nâng cấp các phòng khám, chữa bệnh và đầu tư trang thiêt bị y tế theo tiêu chuẩn ngành để đảm bảo nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh tới mọi người dân.
– Quy hoạch Trung tâm văn hóa xã, khu thể thao xã nằm tại khu trung tâm xã; quy hoạch các nhà văn hóa thể thao thôn đảm bảo cơ sở đạt các tiêu chí về nông thôn mới cũng như tiêu chuẩn ngành.
– Hệ thống công trình tôn giáo tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa giữ nguyên vị trí, cải tạo các công trình hiện tại và chỉnh trang khuôn viên.
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Các tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 4054 : 2005 đường ô tô – tiêu chuẩn thiết kế.
+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008.
+ Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn.
+ Quyết định 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việ ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”.
Các chỉ tiêu sử dụng đất:
a). Đất ở
– Các hộ nằm ven các trục đường chính: 80-120 m²/hộ
– Các hộ nằm phía bên trong ven các đường nhánh 80-160 m²/hộ
b). Đất công trình công cộng
Các công trình công cộng trong khu vực trung tâm xã cơ bản đã đủ diện tích khuôn viên hiện nay còn thiếu khu dịch vụ thương mại và diện tích vườn hoa cây xanh. Diện tích vườn hoa cây xanh: ≥4m²/người.
c). Tầng cao trung bình
– Nhà ở:
+ Hộ ven trục đường chính: 2-3 tầng.
+ Hộ nằm ven đường nhánh: 1,5 tầng.
– Công cộng ≤ 2 tầng
v Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
– Cao độ nền các loại công trình ≥ +0,5 – 1,5m.
– Đường xã liên hệ thuận tiện: Đảm bảo giao lưu sinh hoạt và sản xuất.
– Cấp nước sinh hoạt: ≥ 100 lít/người/ngày đêm.
– Thoát nước: 80% cấp nước.
– Chất thải rắn 0,8 kg/người/ngày.
- Khu sản xuất
3.1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
- – Quy hoạch vùng trồng cỏ:
- + Diện tích: 157 ha.
- + Vị trí: tại thôn Hoàn Trung, thôn Mồ Đồi, thôn Việt Hòa và thôn Xuân Hòa.
- – Quy hoạch vùng rừng sản xuất:
- + Diện tích: 272,34 ha
- + Vị trí: Phân bố tập trung phía bắc ở xã.
- – Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản:
- + Diện tích 61,90 ha
- + Phân bố rải rác tại các hồ trong xã.
- – Quy hoạch vùng rừng đặc dụng:
- + Diện tích 1.141,9ha.
- + Phân bố tại phía tây nam thuộc vườn quốc gia Ba Vì.
3.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
– Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp thu hút nhiều lao động. Đổi mới chuyển giao công nghệ sản xuất đối với các dự án công nghiệp nhằm bảo đảm môi trường; ưu tiên các dự án mới có công nghệ tiên tiến, công nghệ đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
3.3. Quy hoạch phát triển thương mại – dịch vụ và du lịch
– Quy hoạch khu sản xuất kinh doanh tại thôn Xuân Hòa với diện tích 2,8ha. Tiến hành nâng cấp các khu dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ tại địa phương.
– Mở mới, cải tạo một số tuyến đường đi vào các khu du lịch, đầu tư khu du lịch sinh thái nổi tiếng như khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà, khu du lịch Thác Đa, du lịch Khoang Xanh…
- Tổ chức không gian đối với thôn và khu dân cư mới:
4.1. Dự báo quy mô dân số và lao động
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của xã Chung nói riêng và của huyện Ba Vì nói chung theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030. Tỷ lệ sinh bình quân hiện nay khoảng 1,20%/năm. Dự báo đến năm 2020 tỷ lệ tăng dân số bình quân đạt 1,3%/năm và đến 2030 là 1,4 %/năm.
Quy mô và cơ cấu dân số: + Hiện trạng: 10.771 người
+ Đến năm 2020: 11.223 người
+ Đến năm 2030: 12.354 người
Quy mô lao động: + Hiện trạng: 6.836 lao động.
+ Đến năm 2020: 7.320 lao động.
+ Đến năm 2030: 7.530 người.
4.3. Hệ thống thôn và khu dân cư mới:
– Phát triển khu dân cư xã phân bố tại các thôn: khu vực giáp với các khu dân cư cũ là Đồng Nội Đa thôn Đa Cuống, thôn Rùa và thôn Xuân Hà với diện tích là 20,73ha.
5. Khu trung tâm xã
5.1. Vị trí, ranh giới:
Trung tâm xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, tỷ lệ 1/500 (toàn bộ khu trung tâm hành chính) nằm trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Tản Lĩnh, có vị trí như sau: Phía Bắc giáp khu dân cư thôn Đồng Chay; Phía Nam giáp thôn Muồng Phú Vàng; Phía Đông giáp khu vực sản xuất thôn Bặn; Phía Tây giáp khu dân cư thôn Bặn diện tích khoảng 16,61 ha, có kinh tế khá phát triển, giao thông đi lại thuận lợi, liên hệ thuận tiện với khu trung tâm các xã lân cận.
5.2. Định hướng quy hoạch không gian kiến trúc Trung tâm xã
* Trụ sở công sở làm việc (trụ sở UBND xã, HTX…)
– Phong cách kiến trúc: Phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, đánh dấu được thời đại xây dựng công trình. Ngôn ngữ kiến trúc và hình thức công trình: đặc sắc, hài hoà giao thông, cảnh quan khu vực trung tâm xã, phát huy các giá trị văn hoá kiến trúc truyền thống.
– Tận dụng tối đa giá trị khu đất, giá trị cảnh quan khu vực để có thể khai thác sử dụng công trình hoạt động ngày đêm theo hướng văn minh nhưng không được ảnh hưởng đến chức năng, dây chuyền sử dụng chính của loại hình công trình trụ sở;
– Công năng phù hợp với nhu cầu sử dụng, quan hệ giữa các khu với các phòng làm việc hợp lý.
– Hội trường, phòng họp nên có chiều cao hợp lý để tăng tính thẩm mỹ và trang trọng đảm bảo thuận tiện khi sử dụng.
– Khu phụ trợ được thiết kế đáp ứng yêu cầu sử dụng của người làm việc trong toà nhà, đại biểu dự họp, khách mời…Lưu ý đến lối đi và khu vệ sinh của người tàn tật, đặc biệt tại các khu vực đón tiếp khách.
– Sử dụng vật liệu xây dựng tiên tiến phù hợp với yêu cầu sử dụng cũng như chức năng của từng khu vực, phòng ban; đảm bảo tính hiện đại bền vững, thích ứng thời tiết khí hậu, thân thiện với môi trường.
– Các giải pháp kiến trúc, công nghệ kinh tế, phù hợp và khả thi.
* Trường học
Thể hiện triết lý đào tạo: Trường học ở bất kỳ cấp học nào đều cần có triết lý đào tạo của nhà trường và các không gian kiến trúc quy hoạch phải góp phần phản ánh
triết lý đào tạo của ngôi trường đó. Không gian thể hiện sự nghiêm túc, chính xác, chuẩn mực. Đây chính là cơ sở để cho việc hình thành ý đồ tổ chức không gian cảnh quan tổng thể.
Thể hiện bề dày lịch sử, tính truyền thống: Mỗi một ngôi trường đều có bề dày lịch sử của nó và có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ. Tính truyền thống có tác dụng giáo dục tốt cho thế hệ sau. Vì vậy những sự kiện lịch sử truyền thống của nhà trường không phải chỉ được thể hiện bằng các bức hình treo trong phòng truyền thống mà có thể được hình tượng hóa qua các hiện vật, tranh tường, điêu khắc trong không gian sân trường, nơi mà mọi người đều có thể nhìn thấy và có cảm xúc về nó hàng ngày.
Không gian của các sự kiện, tạo hình ảnh biểu trưng: Cũng rất cần có không gian của các sự kiện, không gian cho các hình ảnh lưu niệm bởi hàng năm nhà trường nào cũng có các sự kiện đón học sinh mới và tiễn sinh viên cũ. Trong những ngày đó, các không gian, hình ảnh có tính biểu trưng của nhà trường thường được lựa chọn làm phông cho các bức hình lưu niệm.
* Khu văn hóa
Nhà văn hóa là nơi tổ chức các sự kiện như tổ chức mít tinh, tuyên truyền về đường lối chính sách của đảng và nhà nước và là nơi giao lưu văn hóa xã hội của người dân địa phương vì vậy khuyến khích quy hoạch không gian mở, bên trong hạn chế sử dụng khối tường chắn chịu lực khi đó sẽ làm giảm không gian sử dụng chung, khuyến khích dùng cột chịu lực. Kiến trúc bên ngoài nên kết hợp với sân đường nội bộ để tạo thành một không gian đồng nhất trong ngoài.
* Nhà ở dân cư
Đối với dân cư hiện trạng giữ nguyên vị trí hiện trạng định hướng quy hoạch chỉnh trang thông qua việc cải tạo nhà ở dân cư, mở rộng giao thông thôn xóm, cải tạo và xây dựng mới rãnh thoát nước, xây dựng hệ thống điện chiếu sáng đi kèm với hệ thống cấp điện sinh hoạt.
Định hướng quy hoạch chia lô theo dạng ô bàn cờ để đảm bảo tiết kiệm diện tích và hệ thống đường giao thông nội bộ dễ dàng đấu nối với hệ thống đường giao thông chung trong khu vực.
Với nhà ở hiện có (trong khu dân cư hiện hữu) khuyến khích xây dựng theo nét kiến trúc nhà truyền thống ưu tiên sử dụng kết cấu khung gỗ như nhà gỗ kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói…
Với nhà ở chia lô mới (do diện tích nhỏ dưới 180 m2) khuyến khích xây dựng theo kiến trúc hiện đại là loại hình kiến trúc có các đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới. Các công trình kiến trúc nhà ở gia đình mang phong cách hiện đại có đặc điểm là có hình khối mạnh mẽ, đường nét kiến trúc mang ý nghĩa tạo ấn tượng về sự khỏe khoắn, hiện đại. Vật liệu sử dụng phong phú và đa dạng của các loại vật liệu áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại: Các tấm nhôm lớn dùng để ốp mặt ngoài, các loại kính phẳng dày chịu lực, gạch Inax, cửa sổ Windows, các thanh kim loại, các vách cứng, vách nhẹ…
5.3. Quy hoạch các hạng mục công trình khu trung tâm xã:
Trung tâm xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, tỷ lệ 1/500 (toàn bộ khu trung tâm hành chính) nằm trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Vân Hòa như sau:
5.4. Công trình công cộng cấp thôn:
– Bố trí tại các điểm dân cư tập trung tại vị trí thuận tiện gần trục đường giao thông chính.
– Bao gồm nhà văn hóa thôn, Xây dựng khu thể thao thôn và sân vui chơi phục vụ chung cho cộng đồng.
– Nâng cấp, cải tạo, xâ mới hệ thống nhà văn hóa và sân thể thao các thôn.
5.5. Định hướng quy hoạch các công trình công cộng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Điều 9. Yêu cầu phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
1.1. Giao thông đối ngoại :
Theo định hướng quy hoạch giao thông của Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hệ thống đường tỉnh, đường huyện đi qua xã Vân Hòa được quy hoạch như sau:
+ Tuyến đường Hồ Chí Minh: Mở mới với bề rộng 140m, phục vụ 6-8 làn xe. Đoạn qua xã Vân Hòa có chiều dài 0,45km.
+ Tuyến đường vành đai 5: mở mới với bề rộng mặt đường 81,5m, đoạn qua xã với chiều dài 0,35km, mặt trải nhựa.
+ Tuyến đường tỉnh 416: được nâng cấp, mở rộng. Đoạn qua xã Vân Hòa có chiều dài 0,5km, với mặt cắt nền đường 50,5m, mặt đường 15,5m, lề đường 2,5m mỗi bên, hành lang bảo vệ mỗi bên 15m.
+ Tuyến đường tỉnh lộ 87: Đoạn qua xã với chiều dài 0,43km, mặt đường 6,5m, nền đường 12m, mặt trải nhựa.
– Đường huyện:
+ Tuyến từ tỉnh lộ 87 đi Khoanh xanh: được nâng cấp, mở rộng. chiều dài 0,9km, nền đường 29m, mặt đường 7m, lề đường mỗi bên 1m, hành lang bảo vệ mỗi bên 10m.
+ Tuyến Bặn đi Thiên Sơn- Suối Ngà: được nâng cấp, mở rộng. chiều dài 0,36km, nền đường 29m, mặt đường 7m, lề đường mỗi bên 1m, hành lang bảo vệ mỗi bên 10m.
+ Tuyến thiên Sơn Suối ngà đi Tản Lĩnh: được nâng cấp, mở rộng. chiều dài 0,11m, nền đường 29m, mặt đường 7m, lề đường mỗi bên 1m, hành lang bảo vệ mỗi bên 10m.
1.2.Giao thông đối nội:
– Đường giao thông trục xã: Được nâng cấp, mở rộng trên nền đường hiện có với mặt đường 7m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 1,0m, hành lang bảo vệ mỗi bên 10m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng. Dọc theo các tuyến đường xây dựng hệ thống rãnh thoát nước
– Đường giao thông trục thôn: Được nâng cấp, mở rộng trên nền đường hiện có với mặt đường từ 5,5-7,5m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 1,0m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng. Dọc theo các tuyến đường xây dựng hệ thống rãnh thoát nước.
– Hệ thống đường giao thông ngõ xóm: Nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến đường ngõ khu dân cư trên cơ sở mạng lưới cũ, đảm bảo nền đường rộng từ 4,0-5,0m, mặt đường rộng từ 3,0-3,5m, kết cấu BTXM. Dọc theo các tuyến đường quy hoạch hệ thống thoát nước bám dọc theo đường.
- Cấp điện
– Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho Vân Hòa được lấy từ Trạm 110Kv Sơn Tây(E1.7) (2×63) MVA và dự kiến xây dựng mới trạm 110kv Làng Văn Hóa – (1X25)MVA, cấp điện cho phụ tải khu Làng văn hóa và phụ tải phía Nam của Huyện
– Trạm biến áp: Theo Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2030 (Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 09/02/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung áp sau các trạm 110kV của Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035), trên địa bàn xã Vân Hòa quy hoạch mới thêm 13 trạm biến áp với tổng công suất quy hoạch mới là2.220 KVA (Chi tiết được thể hiện trong thuyết minh tổng hợp).
- Mạng lưới cấp nước
– Nguồn nước: Được lấy từ nước mặt sông Hồng. Xây dựng các trạm cấp nước cục bộ quy mô một xã hay liên xã. Tại một số xã có các hộ dân nằm xa khu dân cư tập trung thì nguồn nước cấp cho các hộ này sẽ kết hợp với cấp nước hộ gia đình.
– Mạng lưới đường ống cấp nước được thiết kế mạng vòng kết hợp nhánh cụt, các đường ống đi ngầm dưới vỉa hè hoặc lòng đường, với tiết diện đường ống chính D110-D160. Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế sử dụng chung với đường ống cấp nước sinh hoạt, các họng cứu hỏa đấu nối với đường ống cấp nước có đường kính ≥ D100 mm và khoảng cách giữa các họng cứu hoả khoảng 150m.
- Thoát nước và vệ sinh môi trường
– Thiết kế đường cống theo nguyên tắc tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật và khớp nối được với khu vực xung quanh.
– Hệ thống thoát nước mưa hỗn hợp (cống, rãnh, ao, hồ, kênh mương …); chủ yếu là thoát nước tự chảy, đảm bảo không úng ngập cục bộ.
– Giai đoạn trước mắt nước thải được thu gom ở các giai đình, thoát chung với hệ thống thoát nước mưa hiện có, đảm bảo phải phù hợp với hệ thống tiêu thuỷ lợi.
– Về lâu dài: nước thải tại khu làng xóm cũ phải sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng, tại các vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến thoát nước thải sẽ xây dựng các ga tách nước thải xử lý đạt yêu cầu về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; đối với khu vực xây dựng mới phải sử dụng hệ thống cống thoát nước thải riêng độc lập với thoát nước mưa.
– Nước thải sinh hoạt từ các khu công cộng: Phải xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát nước. Chất lượng nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
– Nước thải và phân gia súc từ các khu chuồng trại chăn nuôi lớn sẽ xử lý bằng bể biogas, tạo năng lượng để đun bếp, thắp sáng.
– Hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp là hệ thống thoát nước riêng (tách riêng nước thải sản xuất với nước mưa).
– Nước thải sản xuất phải xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005.
4.2. Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn
– Các điểm trung chuyển rác vẫn tập kết theo từng thôn và có công nhân vệ sinh môi trường đi thu gom từng ngày.
– Khuyến khích và hướng dẫn nhân dân phân loại chất thải rắn (CTR) ngay tại nguồn thành 2 loại vô cơ và hữu cơ. Đối với CTR hữu cơ, các hộ gia đình tận dụng một phần cho chăn nuôi gia súc, phần còn lại sẽ ủ, tạo thành phân vi sinh phục vụ nông nghiệp. CTR vô cơ, không còn tái chế được, sẽ chuyển về bãi trung chuyển CTR để vận chuyển lên khu xử lý chất thải rắn của huyện.
4.3. Nghĩa trang, nghĩa địa:
– Quy hoạch nghĩa trang liệt sỹ chuyển vị trí sau trạm y tế xã với diện tích là 1.300 m2.. Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang các thôn, trong nghĩa trang trồng cây xanh, xây dựng đường đi, mộ xây có hàng lối, có bộ phận quản lý.
– Nghĩa trang được xây dựng theo mẫu chung phù hợp với tập quán và tâm linh của người dân, có cổng tường rào và cây xanh bao quanh đảm bảo khoảng cách, cự ly theo tiêu chí quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
5.Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất
Quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng của xã trên cơ sở mạng luới cũ, đảm bảo hệ thống giao thông nội đồng chính đạt các tiêu chí kĩ thuật theo đúng tiêu chí nông thôn mới với mặt đường 2,5-3,0 m, nền đường 3,0-4,0 m, kết cấu đường BTXM. Tổng chiều các tuyến giao thông nội đồng của xã là 13,30 km. Theo kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt thì trong năm 2018, xã Vân Hòa cần đầu tư kiên cố hóa 1,65 km đường trục chính nội đồng.